Một số món ăn không thể thiếu được trong ngày Tết ở các nước Châu Á

Tết là dịp lễ vô cùng quan trọng không chỉ đối với tất cả các quốc gia, trong đó những món ăn trong dịp Tết là điều không thể thiếu được đối với truyền thống của mỗi nước, nó góp phần thể hiện nét văn hóa của từng quốc gia. Chúng ta hãy cùng ghé qua một vài dân tộc ở Châu Á để xem mâm cỗ ngày Tết của họ có những món gì nào!

1. Nhật Bản

Những món ăn đặc biệt sẽ xuất hiện trong ngày Tết của Nhật Bản được gọi với cái tên là “Osechi” bao gồm các món ăn được chế biến vô cùng tỉ mỉ và kĩ lưỡng: Món súp Ozoni (được tạo nên bởi các thành phần như: bánh gạo tẻ, tảo biển, hải sản hoặc thịt gà), Tazukuri (gồm cá mòi tẩm đường và tương rán giòn) ngoài ra còn các món khác như mứt đậu đen, tôm rán vàng, bánh dày… Cuối cùng, ở Nhật Bản ngày Tết không thể thiếu được món rượu sake.

Các món ăn ngày Tết ở Nhật Bản được chế biến vô cùng công phu, đúng với phong cách ẩm thực cầu kì của dân tộc này. Tất cả các món ăn đều được chế biến từ những nguyên liệu tự nhiên cùng với phương pháp cổ truyền, vì vậy có thể để lâu mà không sợ bị hỏng, ngược lại món ăn vẫn ngon như thường.

"Oshechi" được bày biện vô cùng bắt mắt. Ảnh: esuhai.com

Ngoài ra, người Nhật cũng đựng Osechi vào những chiếc hộp hình chữ nhật được làm thủ công và trang trí rất bắt mắt.

2. Trung Quốc

Bữa cơm đầu năm cũng là một yếu tố rất quan trọng đối với người Trung Quốc, nó thể hiện sự sum vầy, đoạn tụ của cả đại gia đình người Trung Quốc vào dịp Tết. Và trong bữa cơm ấy, không thể thiếu được món bánh sủi cảo, món ăn truyền thống của người Trung Hoa.

Bánh sủi cảo ngày Tết của người Trung không giống với bánh sủi cảo ngày thường, nhân bánh được làm từ thịt trộn với rau, theo tiếng Trung Quốc nó có nghĩa là “có của”. Còn băm nhân tiếng to với thời gian dài lại có ý nghĩa là “lâu dài và dư thừa”

Bánh sủi cảo - món ăn truyền thống của người Trung Hoa. Ảnh: ohxinh.com

Ngoài ra, bữa cơm ngày Tết của người Trung còn một số món ăn khác như giò heo nấu đạu phộng được gọi với cái tên “hoàng chòi chầu xẩu” với ý nghĩa mong cho tiền của có thể dễ dàng lấy được, hay món tôm lăn bột lại tượng trưng cho tiếng cười rộn ràng trong gia đình, món bánh tổ với ý nghĩa năm mới tốt hơn năm cũ, món gà ngậm hành thể hiện mong muốn mọi sự đều tốt đẹp...

3. Singapore

Đến với Singapore bạn không thể bỏ qua món gỏi Yusheng vô cùng hấp dẫn được. Món gỏi này tượng trưng cho tài lộc và là món ăn không thể thiếu trong những dịp đầu năm của người Singapore. Yusheng trong tiếng Hoa có nghĩa là cá sống được hiểu với ý nghĩa là “cuộc sống thịnh vượng", trong món Yusheng có cà rốt tượng trưng cho mong muốn phát đạt, dưa leo để cầu trẻ mãi không già, cuối cùng là rưới dầu lên trên với ngụ ý tăng may mắn.

Món gỏi Yusheng vô cùng hấp dẫn. Ảnh: wanderlusttips.com

Khi món ăn được dọn ra, người ta sẽ xới tung nó lên nhưng phải làm sao để món ăn không được rơi ra ngoài và hét lên từ “lohei” vừa có ý nghĩa là trộn đều lại vuae có ý nghĩa là thịnh vượng.

Cuối cùng, mọi người cùng trộn xốt vào món và cùng thưởng thức.

4. Đài Loan

Trong bữa cơm ngày 30 Tết ở Đài Loan lạ có các món ăn như: Cải bẹ xanh cọng to nấu nguyên cả cây tượng trưng cho sự trường thọ, hẹ trắng nấu nguyên cọng lại  tượng trưng cho sự lâu dài, cá nói lên sự dư dả trong cả năm, cá viên với ý nghĩa về sự đoàn tụ và còn rất nhiều món ăn khác nữa…

5. Hàn Quốc

Đến Hàn Quốc dịp đầu năm, bạn sẽ được thưởng thức món canh bánh gạo Tteok. Vào ngày mồng 1 Tết, tất cả mọi người đều thưởng thức một bánh canh bánh gạo với mong muốn sống trường thọ.

Tteok được chế biến từ bánh gạo thái lát nấu với nước hầm xương bò, thêm những loại gia vị đặc trưng. Ngoài ra, người Hàn Quốc còn có những món ăn khác như bánh bao, chè quế, bánh tráng kếp đậu xanh… cũng là những món ăn không thể thiếu được trong mâm cơm ngày đầu năm mới.

6. Ấn Độ

Ở Ấn Độ ngày Tết có lễ hội Ánh Sáng – Diwali, và món ăn không thể thiếu được trong những ngày này là sữa nóng, bánh xốp, bánh sôcôla và bánh ngọt. Những món ăn trong ngày Tết này sẽ không có chất béo và không sử dụng trứng làm nguyên liệu.

Ngoài ra, người Ấn sẽ ăn các loại trái cây có vị đắng để cầu mong may mắn với ý nghĩ tin tưởng những món ăn này sẽ xua đuổi được ma quỷ.

7. Malaysia

Otak – Otak hay còn được gọi là Otah – Qtah là món ăn vào ngày Tết ở đất nước Malaysia, món ăn này xuất hiện ở khắp mọi nơi và người ta thưởng thức nó vào mọi thời điểm trong ngày

Ngoài ra, ở Malaysia người ta cũng ăn món gỏi Yusheng như ở Singapore.

Tag :

SẢN PHẨM ĐA DẠNG

SẢN PHẨM ĐA DẠNG

Chất lượng cao, giá thành phù hợp

THƯƠNG HIỆU NỔI TIẾNG

THƯƠNG HIỆU NỔI TIẾNG

Brandt, Fagor, AO Smith, Kangaroo, Karofi,...

GIAO HÀNG TOÀN QUỐC

GIAO HÀNG TOÀN QUỐC

Thanh toán khi nhận hàng

BẢO HÀNH SẢN PHẨM

BẢO HÀNH SẢN PHẨM

Bảo hành sản phẩm theo chính sách chung của hãng